Category Archives: Uncategorized

Sức mạnh của niềm tin – Power of believing

Sức mạnh của niềm tin – Power of believing

Masashi Shikai- chủ nhiệm võ đường Chuo, 7 dan và là một trong những học trò cuối cùng của huyền thoại Kendo, thầy Torao Mori 10dan, đã trả lời phỏng vấn tạp chí Master Martial Arts về nghệ thuật Kendo và con đường mà đội tuyển Mỹ đã trải qua để làm nên chiến thắng lịch sử trước đội tuyển Nhật Bản trong kỳ đại hội WKC 13th tổ chức tại Đài Loan.

1

Masashi Shikai  sensei bắt đầu tập luyện tại Chuo Dojo vào năm 1964 vào lúc 15 tuổi,. Ông trở thành thành viên của đội tuyển Kendo Mỹ tại WKC lần thứ 1,2,3,4, là đội trưởng đội Mỹ tại WKC lần thứ 6 và là Manager của đội Mỹ tại WKC 13th.

Trong thời gian ở Hàn quốc cùng quân đội Mỹ, Shikai sensei tập luyện Kendo ở đại học Songyon-Kwan, một trường đại học nổi tiếng của Hàn quốc, nơi để lại cho ông  nhiều kỷ niệm đẹp. Với tính cách và phẩm chất cá nhân có một không hai, cùng vóc dáng mạnh mẽ, Shikai sensei nhắc nhở chúng ta bài học quan trọng nhất của Võ đạo:

“Mỗi khi bạn bắt đầu công việc gì, bạn phải hoàn thành công việc đó. Đừng vội bỏ cuộc hay lùi bước mỗi khi thất bại hay gặp khó khăn, thử thách, bởi chính những khó khăn, thử thách đó sẽ là liều thuốc thử, là sự kiểm chứng sức mạnh tinh thần, lòng can đảm và sự quyết tâm của bạn trong cuộc sống. Hãy năng động, cố gắng tìm ra giải pháp mà bạn cho là tốt nhất, rồi nhiệt thành theo đuổi nó, nhưng điều quan trọng hơn cả là bất kể thế nào cũng đừng bao giờ tìm cách bào chữa hay đổ lỗi….Bào chữa là điều khó có thể được chấp nhận đối với những người theo đuổi võ đạo chân chính, bởi bạn luôn phải cố gắng hết sức mình, mọi nơi mọi lúc, và một khi đã thực sự cố gắng, thực sự nỗ lực thì bạn không cần phải bào chữa. Đó chính là tinh thần Samurai đích thực.”

2

Sensei bắt đầu tập luyện Kiếm đạo khi nào ?

Tôi bắt đầu tập luyện Kendo vào lúc 15 tuổi ở trường trung học. Cha mẹ tôi có mở một nhà hàng và có một người Mỹ thường đến ăn mỗi ngày. Tôi ở đó để giúp đỡ gia đình làm một số công việc tạp vụ. Ông ta bảo tôi thử xem ở trường học có dạy Kendo ko, mà trường học thì không xa nhà tôi lắm, thậm chí gần là đằng khác, chỉ cách độ 5, hay 6 khu nhà tập thể. Tôi nghĩ rằng đó là ý kiến thật hay và thế là tôi đi xem thử xem sao. Tôi thực sự yêu thích nó và thậm chí đã hỏi mượn sensei một cây shinai để tập thử. Tôi thực sự rất thích và thế là tôi đã quay trở lại. Sau này, tôi mới phát hiện ra rằng đó là một dojo rất nổi tiếng và có danh tiếng trên 50 năm. Nó có bề dày truyền thống tuyệt vời, Vào lúc đó chỉ có một lớp vào chiều thứ 5. Tôi đã bắt đầu tập luyện 1 buổi một tuần, và từ đó chưa bao giờ dừng lại.

Ai là người hướng dẫn Kendo lúc đó ?

Vào lúc đó, giáo viên kiếm đạo là thầy Torao Mori, ông là người rất nổi tiếng và được kính trọng rộng rãi trong cộng đồng kendo. Tất nhiên là vào lúc đó tôi không hề biết và chẳng hề ý thức được chút gì về việc đó. Tôi thực sự đã nợ thầy Mori rất nhiều, chính thầy là người đã daỵ dỗ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi theo đuổi Kendo liên tục. Thầy là người rất có ảnh hưởng đối với tôi thời niên thiếu và kể cả sau này.

Ông mô tả về nghệ thuật Kendo như thế nào ?

Kendo là nghệ thuật gồm rất nhiều động tác, nhưng khi nói về khía cạnh kỹ thuật, sự nhấn mạnh về kỹ thuật cơ bản vẫn luôn là quan trọng nhất. Các động tác thoạt trông có vẻ đơn giản nhưng thực ra đó lại là điều bí ẩn thực sự của võ thuật. Chúng ta học cách vung kiếm, bộ pháp, tư thế, ra đòn, phản công… và về cơ bản chúng ta đã có những “yếu tố căn bản” của võ thuật. Rồi chúng ta phải tập luyện, thực hành làm đi làm lại các bài tập này hàng ngàn lần, để rồi tất cả những cái căn bản đó dần dần trở thành phản xạ từ trong tiềm thức. Điều này đúng đối với tất cả các môn võ khác, không riêng gì Kendo, nhưng trong Kiếm đạo có đôi chút khác biệt. vì chúng ta sử dụng kiếm, shinai, do đó chúng ta phải biết cách biến thanh kiếm trở thành phần nối dài của cơ thể. Đây là điều không phải dễ dàng đạt được.

Thầy bắt đầu tham gia các giải đấu khi nào ?

Tôi bắt đầu tham gia các giải thi đấu rất sớm kể từ khi bắt đầu tập luyện Kendo. Sau 5,6 tháng tập luyện sensei hỏi tôi có muốn tham gia một giải đấu ở Sanfrancisco, California ko?. Tôi thực sự không biết sẽ phải tham gia thi đấu như thế nào nhưng tôi nghĩ rằng có lẽ nó sẽ rất thú vị. Tôi trả lời thầy “Tại sao không”, vậy là tôi đi. Điều bất ngờ và thú vị là làm thế nào mà tôi lại thắng và ăn giải nhất. Tôi vốn chỉ định đi thử cho biết, nhưng cuối cùng lại giành chiến thắng. Tất nhiên đó là một cảm giác vô cùng hứng khởi, tôi cảm thấy thực sự phấn khích. Nó đem lại cho tôi thêm động lực để tiếp tục tập luyện chăm chỉ với sự toàn tâm toàn ý.

Võ thuật và thể thao tiến triển trong những năm gần đây thế nào ?

Kendo luôn là môn võ thuật và thể thao đại diện cho Nhật Bản theo những khía cạnh khác nhau. Nó luôn được công nhận trên bình diện quốc tế nhưng chính xác khi tôi bắt đầu tập luyện Kendo chưa được tập luyện và phát triển rộng rãi trên phạm vi quốc tế như ngày nay. Hiện nay có rất nhiều võ đường Kendo trên khắp thế giới. Trình độ kỹ thuật là rất cao, bất kể là ở quốc gia nào, và những người tập luyện cũng rất tài năng. Có sự đồng nhất cao độ về cơ bản trong võ thuật. Bất kể bạn tập luyện ở đâu, các kỹ thuật và các bài tập cơ bản là như nhau, Chỉ sau một thời gian tập luyện, bạn mới nhận ra một số điểm khác biệt trong các bài tập cơ bản được sử dụng bởi những trường phái hoặc người hướng dẫn, nhưng những khác biệt này là rất nhỏ và không có ảnh hưởng thực sự quan trọng. Một năm sau khi thầy Torao Mori mất, Kendo đã tái tổ chức theo cách có nhiều giải thi đấu hơn được tổ chức cho người tập. Trước đó, các giải đấu hầu như chỉ được tổ chức ở phạm vi quốc tế, tất nhiên Nhật Bản là ngoại lệ. Ngay cả ở mức độ quốc tế, cũng chỉ có khoảng hơn 10 nước. Ngày nay chúng ta có hơn 50 nước tham gia giải đấu quốc tế này.

Kendo khác biệt như thế nào so với những môn võ thuật khác ?

Rất khó để có thể so sánh Kendo với các môn võ thuật khác vì vài lý do, trước tiên vì đây là môn võ thuật mang đậm giá trị truyền thống Nhật Bản nhất do sử dụng kiếm. Thực tế là việc sử dụng vũ khí làm cho Kendo trở nên khác biệt với các môn võ thuật khác chỉ thuần tuý sử dụng cơ thể để tấn công và phòng ngự. Một khía cạnh khác làm Kendo trở nên khác biệt là nhờ trang phục. Các trang bị phòng hộ mà chúng ta sử dụng bao gồm Men, Kote, Do, Tare, và võ phục như  keikogi và Hakama nhìn rất đẹp. Khi kết hợp tất cả các yếu tố đó lại, người tập nhìn trông rất cool, rất đẳng cấp. Tất nhiên bạn cũng có thể mua những bộ trang phục rất đắt tiền mà chẳng hiểu chút gì về võ thuật. Nhưng có một “đẳng cấp” nhất định trong cách một người  mặc và đi lại với đồng phục kendo, những thứ đó mang lại một thứ “cảm giác” về nghệ thuật. Giống như tinh thần Võ sĩ đạo cổ xưa. Có một sự kết hợp duyên dáng giữa những yếu tố truyền thống này và chúng đã mang tinh thần chiến binh xa xưa trở lại đời sống thực. Tất nhiên điều này cũng có thể có ở các môn võ thuật khác, nhưng tôi tin rằng Kendo là một trong các hệ thống mang dáng vẻ và hơi thở của Võ đạo nhất.

Đội tuyển Mỹ đã làm nên chiến thắng lịch sử trước Nhật Bản tại WKC 13th tại Đài Loan, xin ông hãy nói về điều này

Nhật Bản là nước hàng đầu về Kendo. Đối đầu với đội tuyển Nhật rất khác so với đối đầu với các đội tuyển khác. Sở dĩ tôi nói thế là vì truyền thống của Nhật Bản.  Về khía cạnh kỹ thuật Đội tuyển Mỹ đã sẵn sàng đánh bại bất kỳ đội tuyển nào trên thế giới, nhưng cái mà chúng  tôi còn thiếu không phải thuần tuý về mặt kỹ thuật và trình độ mà chính là động lực thi đấu, bắt nguồn từ “niềm tin” rằng chúng tôi có thể đánh bại bất cứ đội tuyển nào khác. Một điều nữa, tôi thấy rằng mặc dù các buổi tập luyện của chúng tôi có cường độ rất cao, nhưng sẽ là một ý tưởng hay khi nghĩ khác đi với truyền thống, và tích hợp các bài tập thể chất khác có thể giúp chúng tôi nâng lên một tầm cao mới.

3

Thầy đã tiếp cận với 2 yếu tố quan trọng này như thế nào ?

Về vấn đề tập luyện thể lực, tôi đã liên hệ với Attila Nemeti (HLV của đội tuyển Mỹ tại WKC13th) một cựu VĐV bơi lội và là HLV đội tuyển bơi lội Hungary năm 1980, sau này đã tham gia tập luyện Kendo ở Mỹ. Tôi đã nói chuyện với anh ta và giải thích những gì tôi đang suy nghĩ trong đầu. Anh ta nói rằng có thể thiết kế một chương trình tập luyện đặc biệt nhằm nâng cao sức mạnh và sức chịu đựng cho các thành viên đội tuyển Mỹ. Nó được thiết kế đặc biệt dành riêng cho Kendo và nó sẽ giúp tăng cường thể lực cũng như sự dẻo dai cho các tuyển thủ. Tôi rất hứng thú và thế là tôi đưa anh ta đến giúp đội tuyển luyện tập. Các bài tập anh ta đưa ra thật sự khá nặng. Các bài tập bao gồm sử dụng bóng, dây kéo, shinai có trọng lượng lớn…, để tăng cường sức mạnh của tay, thân, và chân. Các tuyển thủ ban đầu nhanh chóng kiệt sức và thậm chí còn không đi nổi. Nemeti đã tích hợp rất nhiều bài tập nhằm tăng cường sức mạnh cho tay, vai và các bài tập đặc biệt nhằm phát  triển sức mạnh bộc phát của chân (explosive footwork). Mục tiêu chung là làm cho các vận động viên của đội tuyển Mỹ trở nên nhanh hơn, mạnh hơn, xét về khía cạnh thể chất. Attila đã mang tất cả kiến thức và kinh nghiệm của anh ta vào xây dựng chương trình tập luyện này cho đội tuyển Mỹ.

Thế còn về khía cạnh tinh thần ?

Đây là thứ mà chúng ta phải tiếp cận rất thận trọng. Động lực và niềm tin khiến một vận động viên cảm thấy rằng anh ta có thể thực hiện được một điều gì đó là một thứ gì đó thuộc về mánh khoé và thủ đoạn (tricky).Tôi đã nghĩ về việc làm thế nào để gây cảm hứng cho đội tuyển Mỹ với thứ gì đó không liên quan đến Kendo, nhưng có mối liên hệ và có thể áp dụng cho mục đích của chúng tôi. Một buổi tối, tôi đã nghĩ về bộ phim “Điều kỳ diệu” kể về chiến thắng nổi tiếng của đội tuyển Hockey USA trước đội tuyển Liên Xô cũ. Tôi đã xem đi xem lại bộ phim đó và tôi thấy rằng đó là công cụ tuyệt vời để các tuyển thủ của chúng tôi tin rằng họ có thể chiến thắng. Tôi đã copy cuộn phim đó rồi yêu cầu họ xem, từng người một. Giá mà anh có thể thấy họ lúc đó, tinh thần họ bừng cháy như ngọn lửa, nhìn vào mắt họ anh có thể thấy được niềm tin sắt đá rằng họ có thể đánh bại bất cứ đội tuyển nào, bất cứ đối thủ nào. Họ có kỹ thuật, có sự rèn luyện nghiêm khắc về thể chất, và có niềm tin để biến điều không thể thành có thể. Họ biết rằng họ có khả năng đánh bại bất cứ đội nào để tiến tới chức vô địch.

Nhưng làm thế nào ông có thể giúp họ có được niềm tin đó

Hãy để tôi giải thích – Niềm tin là cách mà bạn cảm nhận về thứ gì đó, nó được bắt rễ sâu xa. VD nếu tôi hỏi bạn về một điều gì đó và bạn có câu trả lời. Hay nói cách khác, tin tưởng vào điều gì đó là sự kỳ vọng về cái bạn muốn và cái sẽ xảy ra. Không có một chút nghi ngờ về điều sẽ xảy ra, bạn hoàn toàn tin rằng nó sẽ xảy ra và biết chắc rằng nó sẽ xảy ra. Bạn phải tin rằng nó sẽ thành hiện thực, không một chút hoài nghi, chỉ tin vào bản thân và sức mạnh nội tại của bạn. Đó là niềm tin cần sự xác tín hoàn toàn rằng mọi thứ sẽ được thực thi, rằng bạn sẽ thực hiện nhiệm vụ của bạn với niềm tin rằng bạn có thể có và sẽ có được điều bạn muốn. Rõ ràng có sự khác nhau giữa việc có niềm tin vào một thứ gì đó với việc làm cho một người “phải tin” về một thứ gì đó.

Rồi sau đó điều gì đã xảy ra

Cuối cùng ngày đó đã tới, chúng tôi phải đối mặt với đội tuyển Nhật Bản ở bán kết. Chúng tôi tin rằng Nhật Bản đang nghĩ về Hàn Quốc. Vì Nhật Bản đã đánh bại chúng tôi một cách dễ dàng mọi lần trước đó, nên họ nghĩ rằng lần này cũng vậy chẳng có gì là khác biệt. Nhưng rồi  tất cả đều phải ngạc nhiên, thế quái nào mà Nhật Bản  lại bị đánh bại bởi đội tuyển Mỹ cho được. Điều đó là thực sự không thể tin được, không ai dám tin, đội tuyển Nhật không tin, đám đông đang gào thét không tin, chỉ có chúng tôi tin, niềm tin sắt đá rằng chúng tôi có thể làm được, và chúng tôi thực sự sẽ làm được. Tôi rất tự hào rằng chiến thắng này sẽ trở thành biểu tượng cho lịch sử phát triển Kendo ở Hoa Kỳ. Và cuối cùng, cái mà bạn tin đã biến thành cái mà bạn có.

Thưa ông, đâu là giá trị quan trọng nhất ở Kendo mà chúng ta có thể áp dụng được vào trong cuộc sống ?

Bất kể chúng ta làm gì trong cuộc sống, chúng ta luôn phải nỗ lực, phải cố gắng hết sức mình, không bao giờ chấp nhận bỏ cuộc, và hãy thành thật. Nghi lễ, sự kiên nhẫn, cách thức, và kỷ luật là những giá trị cơ bản có ở mọi môn võ thuật mà ta có thể áp dụng vào trong đời sống. Nhưng ở Kendo, tôi nhận thấy có những điểm độc đáo, chẳng hạn khi chúng ta thi đấu Kendo, mỗi khi chúng ta tấn công, rồi chúng ta vượt qua…nhưng chúng ta vẫn luôn phải duy trì áp lực và tiếp tục tấn công ngay cả khi mục tiêu nằm ngoài tầm với. Hành động đó dạy rằng bất kể chúng ta tấn công hay bị tấn công, giành điểm hay bị mất điểm chúng ta vẫn luôn phải theo đuổi mục đích của mình. Tập trung tất cả vào mục tiêu và không để bất cứ điều gì ngăn cản bạn. Đừng bao giờ từ bỏ mục đích của mình, dù là trong kiếm đạo hay trong cuộc sống, đó chính là giá trị độc đáo của Kendo.

Ông thấy sự phát triển của Kiếm đạo sau 20 năm nữa sẽ như thế nào ?

Kendo đang lớn mạnh, nó được tổ chức và hệ thống tốt, vậy là điều tốt đẹp nhất rồi cũng sẽ đến. Các quy luật là đồng nhất và cả thế giới đều tuân theo chúng, Điều này tạo thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển của nghệ thuật kendo trên toàn thế giới. Một số người nói về Olympic, một số người thích, một số người không. Đối với tôi, điều quan trọng là được thấy nghệ thuật Kendo được tập luyện rộng rãi trên toàn thế giới với tinh thần và thái độ đúng đắn. Đó là điều quan trọng nhất.

Leave a comment

Filed under Uncategorized

Masahiro Miyazaki – Kenshi vĩ đại nhất của thời hiện đại

[flash=200,200]http://www.youtube.com/watch?v=0_Dk_QtWDMI[/flash]

 

Image

Nếu Miyamoto Musashi được ca tụng là kiếm thánh của mọi thời đại ở Nhật Bản thì Masahiro Miyazaki được coi là kiếm thủ vĩ đại nhất của thời hiện đại. Ông sinh ra ở Kanagawa năm 1963, một trong 3 cái nôi của kiếm thuật Nhật Bản, cùng với Tokyo và Osaka, bắt đầu tập kiếm từ năm lên 6 tuổi tại Genbukan Sakagami dojo, trường tiểu học Shitanoya. Năm 1975 ông vào trường trung học sở, Kansei, rồi sau đó là trường trung học Sagami và đại học Tokai, là trường đại học có clb Kendo mạnh nổi tiếng. Sau khi tốt nghiệp đại học Tokai, Miyazaki gia nhập lực lượng cảnh sát vùng Kanagawa và tiếp tục công tác cho đến hiện tại. Năm 2008 Miyazaki đảm nhiệm chức HLV kiếm thuật cho cảnh sát vùng Kanagawa. Năm … Miyazaki đã vượt qua kỳ thi 8 dan, kỳ thi được mệnh danh là khó nhất nước Nhật ngay lần đầu tiên,

Miyazaki là người đầu tiên không phải là vận động viên Olympic được trao giải thưởng đặc biệt của Bộ giáo dục- thể thao Nhật Bản, năm 1999. Với tài năng kiệt xuất, ông đã thống trị làng kiếm thuật Nhật Bản trong suốt thập niên 90s với những kỷ lục có thể nói là phi thường mà tới nay chưa ai có thể phá được. Trong 12 lần tham dự giải kiếm đạo toàn Nhật liên tiếp từ năm (1990-2001) Miyazaki đã giành ngôi quán quân 6 lần, 2 lần á quân (quán quân 2 năm liền liên tiếp và vào chung kết 5 năm liền tiên tục 1996-2000). Ở cấp đội tuyển quốc gia, Miyazaki sensei cũng đã trở thành trụ cột của đội tuyển quốc gia và đoạt chức vô địch thế giới 4 lần ở nội dung đồng đội, trong đó một lần vô địch ở nội dung cá nhân. Ở nội dung vô địch cảnh sát toàn nhật Miyazaki sensei đã giành ngôi quán quân 2 lần ở All Japan Kendo Police Tournament) và 5 lần All japan Kendo Police Championship. Ở đại hội thể thao quốc gia (National Sports Festival) nội dung Kendo, ông cũng giành ngôi quán quân 1 lần. Sau khi từ giã sự nghiệp thi đấu ở giải vô địch Kendo toàn quốc (All Japan Kendo Championship) Miyazaki chuyển sang thi đấu ở giải vô đich toàn Nhật dành cho các kenshi 7dan và cũng nhanh chóng gặt hái thành công với 5 lần giành ngôi vị quán quân và 3 lần á quân. Vì những thành tích phi thường này mà Miyazaki được xưng tụng với đủ các mỹ  từ như kiếm sĩ vĩ đại nhất của thời đại Bình Thành (Heisei), kiếm sĩ thiên tài (genius kendoka), kiếm thánh (Kendo God), hoàng đế (King of Kendo)….

Trước đây giải vô địch Kendo toàn Nhật có luật chỉ có những kenshi có 6 dan mới được phép tham gia, do đó Miyazaki đã không thể tham dự giải này cho tới khi ông có được chứng chỉ 6 dan, nếu không chuỗi thành tích của Miyzaki có thể sẽ còn kinh khủng hơn nữa. Lần đầu tiên tham dự AJKC và Miyazaki giành ngôi vị vô địch ở ngay lần đầu tiên, năm sau Miyazaki cũng lai tiếp tục bảo vệ thành công ngôi vị quán quân, phá vỡ luật bất thành văn vốn tồn tại trong một thời gian dài trong làng kiếm Nhật Bản, không kiếm thủ nào có thể vô địch 2 lần liên tiếp. Với thành tích này Miyazaki đã nhanh chóng trở thành ngôi sao sáng nhất trong làng Kiếm đạo Nhật Bản.

Sau khi từ giã sự nghiệp thi đấu đỉnh cao, Miyazaki đã tập trung vào công tác huấn luyện và cũng nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công. Học trò đắc ý nhất của Miyazaki là Susumu Takanabe, người cũng đã 2 lần giữ ngôi vị quán quân toàn Nhật và một lần quán quân giải vô địch Kendo toàn thế giới.
 
 
Kendo teaching record
•    All-Japan Police Kendo Tournament
•    1st place (2004, 2005)
•    2nd place (2006, 2007)
•    All-Japan Police Kendo Championships
•    1st place (2005: Takanabe Susumu)
•    3rd place (2004: Takanabe Susumu/ 2007: Masayo Kenji, Hojo Tadaomi)
•    5th place (2003: Masayo Kenji/ 2007: Takanabe Susumu)
•    All-Japan Kendo Championships
•    2nd place (2007: Takanabe Susumu)
•    3rd place (2005: Hojo Masaomi/ 2006: Takanabe Susumu)
•    MVA Award (2003: Takanabe Susumu/ 2007: Masayo Kenji)
•    All-Japan Youth Tournament (kendo)
•    (team) 2nd place (2007)
•    (individual) 1st place (2007: Kamei Hayato)

Leave a comment

Filed under Uncategorized

Noel 2012 in HKC

Leave a comment

Filed under Uncategorized

The End of the World 22/12/2012

….

Leave a comment

Filed under Uncategorized

15th World Kendo Championship

Đến hẹn lại lên, cứ 3 năm một lần, các kiếm thủ trên toàn thế giới lại tụ hội để tranh tài tại giải vô địch kiếm đạo toàn thế giới “World Kendo Championship”.
Chỉ còn ít giờ nữa thôi vòng chung kết WKC lần thứ 15 sẽ chính thức khởi tranh tại thành phố Novara, thuộc nước chủ nhà Italia. WKC được tổ chức lần
đầu tiên tại năm 1970 tại Tokyo, Nhật Bản, kể từ đó đến nay, WKC được tổ chức đều đặn cứ 3 năm một lần. WKC lần trước, lần thứ 14 được tổ chức tại Sao Paolo Brazil và đội vô địch là Nhật Bản, á quân là Hoa Kỳ và thứ 3 là Hàn quốc. Năm nay thành phố Novara, Italia trở thành điểm hẹn tranh tài của các kiếm thủ trên toàn thế giới, rất tiếc vì Việt Nam mặc dù đã nộp đơn xin gia nhập liên đoàn Kendo quốc tế (International Kendo Federation) nhưng do quá trình xét duyệt không kịp thời gian nên không thể tham gia lần này Tongue, rất có thể ở giải tổ chức lần sau (WKC 16th) tổ chức tại Tokyo Nhật Bản, chúng ta sẽ có cơ hội được thấy các kiếm thủ VN tranh tài ở sân chơi lớn nhất thế giới này  Grin Grin

Lịch sử các kỳ WKC gần đây:

1st    1970    Tokyo, Japan
2nd    1973    Los Angeles, United States of America
3rd    1976    Milton Keynes, England, Great Britain
4th    1979    Sapporo, Japan
5th    1982    São Paulo, Brazil
6th    1985    Paris, France
7th    1988    Seoul, Korea
8th    1991    Toronto, Canada
9th    1994    Paris, France
10th    1997    Kyoto, Japan
11th    2000    Santa Clara, United States of America
12th    2003    Glasgow, Scotland, Great Britain
13th    2006    Taipei, Taiwan
14th    2009    São Paulo, Brazil
15th    2012    Novara, Italy

Trong tất cả các kỳ đại hội, Nhật Bản là đội giàu thành tích nhất với 14 lần vô địch, Hàn Quốc đứng vị trí thứ 2, các vị trí còn lại là Mỹ, Brazil, Canada, Đài Loan, đặc biệt Đài Loan là đội có thành tích rất tốt với 1 lần á quân và 6 lần giải 3. Ở mỗi kỳ Đại hội những trận đấu giữa Nhật Bản và Hàn quốc luôn là những trận đấu hấp dẫn nhất, quyết liệt và không hề khoan nhượng. Mặc dù toàn thắng ở tất cả các lần chạm trán với Hàn quốc nhưng các trận đấu luôn diễn ra cực kỳ quyết liệt và kịch tính, Nhật Bản cũng thường chỉ giành chiến thắng vô cùng sít sao, thậm chí kịch tính đến nghẹt thở, như ở kỳ WKC 14th Nhật giành phần thắng chỉ hơn 1 ippon, ở kỳ WKC 12th Nhật Bản đã giành chiến thắng trong trận encho (playoff) với đòn Tsuki huyền thoại của Naoki Eiga, còn ở kỳ WKC lần 13th, Nhật Bản do sai lầm về chiến thuật đã thất bại trước một đội tuyển Mỹ đầy khát khao dẫn dắt bởi đội trưởng C. Yang, một chiến thắng có thể được coi là kỳ diệu (xem “Bạn có tin vào điều kỳ diệu” http://www.vietnamkendo.com/index.php?topic=544.0).

Bảng thi đấu tuyển nam

http://www.kendo-fik.org/english-page/english-page2/pic/15WKC-Men-Team-Ladder.jpg

Đội hình ra quân của Nhật Bản WKC 15th

General Manager – Hanshi Hachidan – Fujiwara Takao – Hiroshima

Mens Manager – Kyoshi Hachidan – Tsukamoto Hiroshi – Toyko
Coach – Kyoshi Hachidan – Terachi Kenjirou – Tokyo
Coach – Kyoshi Nanadan – Eiga Naoki – Hokkaido

Mens Team

1. Uchimura Ryoichi – Toyko – 31 – Renshi Rokudan – Police officer – Tokyo Riot Police
2. Oishi Hiroyuki – Osaka – 26 – Godan – Police officer – Osaka Riot police
3. Okido Satoru* – Osaka – 27 – Godan – Police officer – Osaka Riot Police
4. Katsumi Yousuke – Kanagawa – 25 – Godan – Police Officer – Chigasaki Police Station (Chigasaki is a city)
5. Kiwada Daiki – Osaka – 33 – Renshi Rokudan – Police Officer – Osaka Riot Police
6. Shodai Kenji – Kanagawa – 30 – Rokudan – Police Officer – Kanagawa No.2 Riot Police (not sure what this means but in Japanese i
7. Takanabe Susumu* – Kanagawa – 35 – Renshi Rokudan – Police Officer – Tsurumi Police Station
8. Hatakenaka Kousuke* – Tokyo – 25 – Godan – Police Officer – Tokyo Riot Police
9. Furukawa Kousuke* – Osaka – 32 – Renshi Rokudan – Police officer – Osaka Riot Police

(*Athletes participating in the individual championships)

Womens Manager – Kyoshi Hachidan – Miyazaki Masahiro – Kanagawa
Coach – Kyoshi Nanadan – Takenaka Kentaro – Kagoshima
Coach – Kyoshi Nanadan – Tanaka Yurika – Kyoto

1. Kawagoe Mana* – Hyogo – 25 – Yondan – Police Officer – Hyogo Police
2. Kurukawa Kana* – Hiroshima – 24 – Yondan – Graduate Student – Hiroshima University
3. Kozuno Yuka – Okayama – 31 – Renshi Rokudan – Police Officer – Okayama Police
4. Sakuma Youko* – Yamagata – 26 – Yondan – Teacher – Sagae High School
5. Shimokawa Mika – Kagoshima – 31 – Rokudan – Teacher – National Institute of Fitness and Sport in Kanoya.
6. Shodai Sayuri* – Tokyo – 26 – Godan – Police Officer – Tokyo Police
7. Takahashi Moeko – Ibaraki – 18 – Nidan – High School Student – 3rd Year Moriya High school
8. Takami Yukiko – Chiba – 26 – Godan – Teacher – Seiwa University Yaebara Kindergarten
9. Matsumoto Mizuki – Tokyo – 19 – Sandan – University Student – Hosei University
10. Yamamoto Mariko – Osaka – 23 – Yondan – Policer Officer – Osaka Police

* Athletes participating in the individual championships.

“Quân đoàn ánh sáng” Nhật Bản kỳ đại hội này là sự kết hợp của những chiến binh dạn dày kinh nghiệm như Susumu Takanabe, Uchimura Ryoichi, Kiwada, Shodai cùng những tân binh trẻ tuổi lần đầu tham dự giải như như Oishi, Hatakenaka…

Takanabe đang ở trong giai đoạn chín nhất của sự nghiệp, anh đã thể hiện một phong độ tuyệt vời trong 2 năm vừa qua với 2 lần giành quán quân liên tiếp
giải vô địch kiếm đạo toàn Nhật. Anh sẽ tham gia cả 2 nội dung thi đấu cá nhân và đồng đội và có lẽ sẽ giành chức vô địch cả 2  Grin. Với sự từ giã đội tuyển của đội trưởng Shoji Teramoto sau kỳ thi đấu tuyệt vời cách đây 3 năm, có lẽ không ai khác ngoài Takanabe sẽ gánh vác trọng trách này. Takanabe, học trò của “kiếm vương” huyền thoại Masahiro Miyazaki đã thừa hưởng được ở người thầy mình đòn Men thuderbolt, nghĩa là nhanh như tia chớp  Grin và “Miyazaki’s kote signature” không thể lẫn vào đâu được có lẽ sẽ đảm nhận vị trí Taisho. Phong cách của Takanabe là một phong cách rất truyền thống, đẹp mắt và cống hiến, không “đặc dị” như thầy mình  Grin rất phù hợp với vị trí Taisho kỳ đại hội này.

Ryochi Uchimura, người đã 2 lần vô địch toàn Nhật vẫn có được phong độ ổn định, mặc dù một chút thiếu may mắn đã khiến anh không thể giành được vinh quang lần thứ 3 có lẽ vẫn sẽ trấn giữ vị trí chuken, vị trí bản lề của trận đấu. Đây là vị trí đòi hỏi sự ổn định, chắc chắn và điềm tĩnh, Uchimura với lối chơi phòng ngự phản công catenaccio, xe bus 2 tầng cực kỳ kín kẽ, với sự kiên nhẫn và tập trung phi thường cùng lối chơi liên tục gây sức ép và áp sát cực kỳ khó chịu, lối chơi của Uchimura mặc dù không đẹp mắt và không mang tính cống hiến nhưng nó lại cực kỳ hiệu quả, và chính chiến thuật thậm chí có phần tiêu cực này đã giúp anh có được 2 chức vô địch toàn Nhật  Grin. Vị trí chuken của Uchimura là hoàn toàn chắc chắn.

Shodai Kenji là một trong những Jodan kenshi xuất sắc nhất trong làng Kiếm đạo Nhật Bản trong những năm gần đây. Phong cách Jodan của Shodai đúng như tinh thần của Jodan là “Hỏa” là khí thế mãnh liệt và quả cảm, không hề sợ hãi, chỉ tiến không lùi, lấy công làm thủ… Cái cách mà Shodai thi triển Jodan là cực kỳ mạnh mẽ và hung hãn như mãnh hổ sút chuồng  Grin Grin cùng với nền tảng thể lực sung mãn và tốc độ ra kiếm cực nhanh chính là những yếu tố đã giúp anh giành chức vô địch toàn Nhật cách đây 3 năm và giành ưu thế tuyệt đối trước tiên phong của Mỹ và Hàn quốc ở kỳ đại hội WKC 14th. Năm nay Shodai đã bước sang tuổi 30 và mặc dù không ở thời kỳ đỉnh cao phong độ nhưng những gì anh thể hiện gần đây có lẽ vẫn đủ để anh có chân trong vị trí tiên phong của đội tuyển Nhật.

Kiwada, jiho của đội tuyển Nhật kỳ đại hội WKC 14th đã thi đấu rất xuất sắc với đòn Men tuyệt vời trước Jiho của tuyển Hàn Quốc, trận đấu mang lại 1 điểm vô cùng quan trọng giúp đội Nhật giành chiến thắng chung cuộc vẫn giữ được phong độ ổn định, năm nay có thể anh sẽ thi đấu ở vị trí Fukusho thay vì Senpo.

Oishi và Hatakenaka mặc dù đây là lần đầu tiên tham dự nhưng với những gì thể hiện trong những năm gần đây họ hoàn toàn xứng đáng có một vị trí chính thức trong đội hình tuyển Nhật. Chính Oishi đã đánh bại nhà vô địch Shodai ở giải vô địch kiếm đạo toàn Nhật cách đây 2 năm, còn Hatakenaka đã đánh bại
đội trưởng Teramoto giải toàn Nhật năm ngoái. Có thể Oishi và Hatakenaka sẽ chơi ở vị trí Jiho…

Mặc dù thi đấu rất xuất sắc và giành vị trí á quân trong đại hội kendo toàn Nhật năm ngoái nhưng Higashinaga không có tên trong danh sách đội tuyển Nhật
Bản lần này…

Huấn luyện viên của đội tuyển nam chính là Naoki Eiga, còn Miyazaki lần này lại làm Manager chăm sóc các cháu bên tuyển nữ  Grin Grin Grin
Đội nữ Nhật lần này có 1 cháu mới 18 tuổi học sinh trung học mà đã được tham gia đội tuyển quốc gia, thật là thất kinh  Grin

Đội hình dự kiến

Senpo: Shodai
Jiho: Oishi – Hatakenaka
Chuken: Uchimura
Fukusho: Kiwada
Taisho: Takanabe

Vô địch cá nhân: Takanabe
Nhật thắng Brazil bán kết
Hàn quốc thắng Mỹ bán kết
Nhật thắng Hàn quốc chung kết —> vô địch =))))))))))

Lịch thi đấu:

FRIDAY 25th MAY
9:00am :Opening cerimony 15th World Kendo Championships
10:00 : Beginning of Competition – Men Individual (2h pm giờ Việt Nam)
15:30 : Final Matches – Men Individual (7h 30 pm giờ VN)
16:30 Commending Ceremony

SATURDAY 26th MAY

8:45 Opening Cerimony Day 2 – 15th World Kendo Championships
9:00 Beginning of Competition – Ladies Individual
11:30 Final Matches – Ladies Individual
13:30 Beginning of Competition – Ladies Teams
17:00 Final Matches – Ladies Teams
18:15 Commending Cerimony

SUNDAY 27th MAY
8:45 Opening Cerimony Day 3 – 15th World Kendo Championships
9:00 Beginning of Competition – Men Teams (1h pm giờ VN)
16:00 Final Matches – Men Teams (8hpm giờ VN)

17:30 Commending Cerimony and Closing cerimony 15th World Kendo Championships

Leave a comment

October 23, 2012 · 3:27 pm

Không đề gửi mùa đông

Không đề gửi mùa đông
bởi Ngoc Atho vào ngày 4 tháng 11 2009 lúc 0:25 ·
Không đề gửi mùa đông
Dường như ai đi ngang cửa
Hay là ngọn gió mải chơi,
Chút nắng vàng thu se nhẹ
Chiều nay –
Cũng bỏ ta rồiLàm sao về được mùa đông
Chiều thu – cây cầu
Đã gãy…

Lá vàng chìm bến thời gian
Đàn cá – im lìm – không quẫy

Ừ, thôi…
Mình ra khép cửa –
Vờ như mùa đông đang về

Thảo Phương

Băng Sơn với Hà Nội

Mùa đông Hà Nội

Phải cảm ơn ai đây, trái đất, vũ trụ hay thượng đế, ông trời và tổ tiên đã chọn nơi này cho ta một đất nước quê hương mỗi năm có bốn mùa rõ rệt, nhất là Hà Nội, nắng thì nắng thật, thu thì thu thật và mùa đồng là niềm trữ tình đầy hoài niệm đời người, cả khi ta ở giữa làn gió tái tê thổi qua mái nhà ta hay ta lang bạt về miền nào hun hút chân trời góc bể…

Ngay từ hôm có sợi mưa lắc rắc báo tin mùa heo may cho con rươi xuất hiện, lúc có ngày lễ Tous Saints, nay gọi là Lễ các Thánh vào tháng 10 âm lịch, tức tháng 11 dương lịch thông dụng, ta đã sửa soạn tâm hồn để đón thêm một mùa đông xếp lên thành tuổi, ta biết có người khắc khoải đợi chờ những ngày và những đêm kỳ lạ, nói như nhà thơ say Lưu Trọng Lư:

Yêu hết một mùa đông
Nhìn nhau mà chẳng nói..

Đàn sếu đã xếp hình mũi tên mải miết về phương nam gió ấm, ta không sếu, ta đợi bếp lửa hồng đêm ù ù những cây kim cắm vào da thịt để lật bắp ngô non nướng trong lòng bàn tay, rồi sáng ra đi chọn lấy hàng phở quen thuộc, nóng bỏng lưỡi và cay giàn giụa lệ đời ngon ngọt sau đó đã có hàng cà phê thơm nức nơi ngã tư, có những hạt lá me vàng rơi rụng vào vai áo và có khi nó cũng biết uống cùng ta, nằm gọn trong chiếc tách màu nâu lìm lịm một vị đắng đê mê. Ta đang ăn mùa đông, uống mùa đông, ta giơ tay ra nhận lá thư từ trời gửi về màu đỏ lá bàng hay màu vàng cay cơm nguội, lá thư là tín sứ, là nhịp đàn thăng hoa trong không gian tìm người tri âm tri kỷ, chẳng thế sao những người trai người gái cứ tìm nhau vào dịp này để lồng hai chiếc nhẫn tân hôn trước bàn thờ đại diện cho thiên đàng.

Mùa đông đất Bắc, gió lang thang trên những cánh đồng đầy gốc rạ, trẻ bé nào tha thẩn đi tìm câu con công cống hay hái cây rau khúc về làm bữa bánh thơm thảo làng xa, vườn cải sớm đã vàng một loài hoa nắmg màu hoàng yến có người con gái tùm hum chiếc khăn vuông vừa đi vừa làm cơn mưa nhỏ từ hai chiếc bình tưới gọi là ô doa, càng gió đôi má càng au đỏ như hai đoá hoa lựu được mùa, làm chết anh trai làng thầm thương trộm nhớ đến các đấng thánh thần cũng chỉ đành tha tội mà thôi…

Thành phố nơi ta nương thân lại khác. Gió luẩn quẩn trên tầng mái cổ, ra đến Hồ Gươm thì mới có liễu đón và sóng chào. Mặt hồ xao động trong lặng lẽ, tóc xanh cây mềm đung đưa như vạn cổ đã thường xanh và gió nghìn đời rong chơi không mệt mỏi làm một đối cực còn cực kia là nồng ấm đôi bàn tay xoắn xuýt vào nhau, đan cài muôn đời không thành tiếng….

Mùa đông Hà Nội, đến một cột đèn cũng thành kỷ niệm đời người, một tiếng rao khuya cũng rền vang tâm tưởng… thoáng qua một nỗi nhớ hanh màu vàng nắng mật ong, thoáng qua một mặt người soi nhẹ lướt lời tình có từ thuở ông Adam và bà Eva trong vườn địa đàng hồi hộp…

Con sông Hồng ngoài kia sau mùa lũ điên cuồng đã uể oải về xuôi có phần mệt mỏi như người đàn bà sau hôm sinh nở, nếu những cơn gió bấc có lồng lên quắn quại thì bóng cầu Thăng Long, Long Biên, Chương Dương cũng phải mai hay ngày kia mới xuôi được đến Thái Bình, cửa biển, đồng muối Ba Lạt mà mùa này ở đấy cây rơm đã xuất hiện như cây nấm vàng mơ, hạt thóc đã rì rầm trong bao, trong cót, người đi lễ chuẩn bị bộ quần áo mới mua nơi chợ huyện, chợ tỉnh còn thơm hương vải thay cho tấm áo đẫm mỗ hôi đầm muối chang chang 6 tháng trước… Hồ Tây mênh mông, đúng là Dâm Đàm, là mù sương, là lụa giăng, hồi chuông thu không chẳng đủ sức để vượt qua ngàn con sóng, chỉ có sương cho tiếng gõ mạn thuyền của ngư dân đùng đục trầm buồn, khiến con chép vàng Hồ Tây ngơ ngẩn, có nên nghe? Chiều xuống nhanh, sương xuống (hay sương lên) còn nhanh hơn nữa, không ai có thể nhìn thấy con gọng vó, con nhện nước nào búng mình, tạo thành chiếc vòng sóng bé tẻo tèo teo… chỉ có mờ mờ như tấm ảnh thiếu sáng của người nghệ sĩ cố tình làm cho nó nhạt nhoà nói một ý thầm mộng mị mắt người xem, rằng mùa đông đã dâng đầy để ai cũng phải khát khao một không khí có ánh đèn trong căn phòng như chiếc tổ chim sực nức hơi ấm của chim mẹ ủ trứng, chim bố gù gù, chim con lích tích….

Có bước chân ai đi trong phố cổ, giữa hai bên phố là nhà cửa đã đóng then cài, chỉ có ánh sáng lọt qua khe cửa, nằm chéo mặt đường như sợi chỉ dệt bằng kim tuyến, khiến người ta không nỡ bước qua rồi sững lại, rồi thành chiếc cây đóng rễ để lắng một khúc dương cầm có câu “ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng” hay “xe chỉ luồn kim…”.

Mùa đông Hà Nội, những chiều đại vàng son đã đi qua, con rồng đá sân chơi điện Kính Thiên còn đó, tiếng súng thần công từ pháo đài làng Láng đã vang vào tai nó, Thăng Long không còn là đất “phi chiến địa”, khói lửa đã tơi bời, bao nhiêu cây sấu, cây me ngả thân làm vật chướng ngại cho anh tự vệ nấp mình mà phóng bom ba càng… Và cũng con rồng đá ấy không thể xuống hầm tránh bom B52, nhưng nó là bất tử, nó là hồn Thăng Long, hồn Hà Nội, vượt qua lửa bỏng để hồi sinh. Mùa đông năm 1947 ấy, vườn hoa vô danh gần toà án đã thành một liệt sĩ. Gió vi vút câu hồn trên mái cây long não, mùa đông có vàng chút ít còn hồn người đã thành hồn nước non, chắc về nhận niềm cúi đầu mặc niệm trên đường Bắc Sơn vườn hồng tươi thắm mà mỗi mùa đông, rặng đào hoa sớm lại tỏ mờ nỗi lòng tươi như tương lai. Mùa đông năm 1972 nữa, hơn 250 người hy sinh cùng Khâm Thiên vào đúng 24 giờ sau lễ Thiên Chúa Giáng Sinh, hồi chuông thánh thiện còn chưa tắt hẳn thì tội ác đã hoành hành.

Quá khứ Việt Nam đã có trên bốn nghìn năm. Hà Nội cũng vừa xong 990 mùa đông để mùa đông này mang dáng vóc hoàn toàn riêng biệt. Vẫn là gió mùa đông bắc, vẫn là sương giăng mọi tầng mái cổ, mái kim, vẫn là cần kéo cao cổ áo, trùm kín chiếc khăn quàng để nghe rét mướt luồn qua những đám mây và bầu trời màu sữa loãng, màu bạc lỏng lang thang…. ta hoà mình vào với kinh thành ngàn năm và đang lột xác để tân tiến mỗi ngày….

Lễ Thiên Chúa Giáng Sinh đã đến, nhà ai có bữa khuya đầy hoan lạc vị đời, nhà ai còn lận đận nơi xóm ô, hay ngõ nhỏ đang lo toan cho mùa đông nói rắng con người cần xích lại gần bên nhau cho hơi ấm lan truyền, cho tâm tư giao hoà gắn bó, cho nỗi niềm được đầy vơi san sẻ cùng nhau. Đã lâu lắm không ai nhìn thấy bóng sâm cầm, nhưng cây bàng phố Quán Thánh, Tràng Thi, cây cơm nguội ở Bờ Hồ và Lý Thường Kiệt thì vẫn báo tin bằng lá đổ, và món ốc nóng quà đêm, mà cửa hàng khăn áo phố Triệu Việt Vương, Mai Hắc Đế cứ giăng mắc chờ được về với mọi hình hài….

Người bạn phía trời Nam chắc đang nhớ về gió liễu và sương hồ Hà Nội, nhớ một ấm trà thơm quây quần trên sàn nhà dải chiếc thảm cói đơn sơ, không cần đến những chiếc ghế tân kỳ to đùng, cũng chẳng có những ổ rơm êm như nhung, đung đưa như con tàu lướt sóng…. Mùa đông Hà Nội là tình nhau trao đổi chứ không cần yến tiệc mới say nhau. Người con gái ấy vừa lấy chồng, mùa đông này không nữa của tình ta. Người thiếu phụ ấy phải sang ngang lần nữa, người nhìn ta mà có một bầu trời sương mờ mù mịt ẩn chứa vào lời. Giá ta thành con sếu theo đàn về phương Nam nắng ấm, ta mang người theo, tìm cho người tổ mới có nắng ngọt và gió lành, vượt qua nỗi đông bắc tái tê…. Mùa đông cứ thức lên hoài niệm…. nhưng dù sao mùa đông này cũng vừa khép lại một nỗi niềm để mở ra một trang kỳ ảo mới: Thiên niên kỷ mới. Con người sẽ vượt qua được nhiều nỗi bi thương bước vào xuân hàm tiếu hoa đào. Gió mặc gió. Ta đi qua gió để tới mùa ấm áp. Và ta xếp mùa đông lại như xếp từng lá thư tình một thuở chẳng thể mờ phai, còn bây giờ ta đi đến với muôn lòng đón đợi tiếng tri âm từ xung quanh toả ra và từ phương trời xa tít gửi về…. và ta xin nói với người: Mùa đông Hà Nội là của riêng ta và cũng của cả người đấy, tình ơi.

Leave a comment

Filed under Uncategorized

Hà Nội Phố (Phan Vũ)


My darling downtown Hanoi
I still have you the scent of ylang ylang
I still have you the scent of lilac
Deserted street, the rain whispering
waiting someone ?
with hair cascading over her soft shoulders
I still have you, the orphaned almendron tree in the winter
I still have you, the orphaned roofs in the winter
and the orphaned crescent moon in the winter
That winter, the sound of piano in a ruined house
the evening mass was over
why did the bell still chime ?
I still have you
the colour of time, that blue
an evening, your hair blowing
your face just appear, then fades awaya artist wandering streets, suddenly realising that he can’t recall even a single street
I still have you
old houses covered in moss
tiles on each slanted roof
stirring memories returnthe west lake, an evening,
gentle waves ripple the water
suddenly i realise twilight has come without my noticing…(lyric translated in english – unknown)

Image

Hà Nội Phố
Phan Vũ
Thư gửi người Hà Nội đi xa

1.

Em ơi ! Hà Nội – Phố
Ta còn em mùi hoàng Lan
Còn em hoa sữa
Tiếng giày gọi đường khuya

Thang gác cọt kẹt thời gian
Thân gỗ…
Ta còn em màu xanh thật đêm
Ngôi sao lẻ
Xào xạc chùm cây gió
Chiếc lá lạc vào căn xép nhỏ
Lá thư quên địa chỉ
Quay về…

2.
Ta còn em một gốc cây,
Một cột đèn
Ai đó chờ ai ?
Tóc cắt ngang xõa xõa bờ vai…
Ta còn em một ngã ba vội vã,
Chiếc khăn quàng tím đỏ thoáng qua,
Gương mặt chưa quen
Bỗng xôn xao nỗi khổ…
Mỗi góc phố một trang tình sử…

3.
Ta còn em ô Quan Chưởng
Mảng tường thành
Màu đá rủ,
Tiếng sáo đầu ngõ vu vơ
Màu xanh đêm in hình khung cửa
Cô gái buồn đứng im,
Tóc xõa…
Gót chân ai qua mùa lá đổ…

4.
Ta còn em con đường vắng
Rì rào cơn mưa nhỏ.
Trên vòm cao
Đổ xuống chuông hồi.
Nhà thờ cửa Bắc
Tan chiều lễ
Kinh cầu còn mãi ngân nga…

5.
Ta còn em đôi mắt buồn
Dõi cánh chim xa
Tháng năm dừng lại
Một ngôi nhà.
Gã Trương Chi ôm guitar
Từng đêm
Hóa đá…

Ta còn em chuyến tàu đêm.
Về muộn
Qua cầu
Một người nào lạc giữa sân ga

6.
Em ơi! Hà nội – Phố
Ta còn em những hố sâu,
Trước cửa
Cơn mưa đầy
Con thuyền giấy lang thang
Không bến đỗ…

Ta còn em quả bóng lăn
Một mình trên sân cỏ.
Thằng bé thẫn thờ.
Tuổi thơ qua cuộc chơi,
Vội vã…

7.
Ta còn em cánh cửa sắt
Lâu ngày không mở
Nhà ai ?
Qua đó bâng khuâng
Nhớ tuổi học trò…

Ta còn em giàn thiên lý
Năm xưa
Thơm mùi hò hẹn
Cuộc tình đầu ngọt lịm.
Những nụ hôn xanh ngắt trên cành

8.
Ta còn em tiếng guitar
Bập bùng tự sự
Châm lửa điếu thuốc cuối cùng
Xập xòa
Kỷ niệm.
Đêm Kinh kỳ thuở ấy,
Xanh lơ…

9.
Ta còn em chiếc đồng hồ quả lắc
Già nua,
Đếm thời gian
Theo nhịp đong đưa
Trước ngõ phố
Sót cây hoa gạo
Buổi chợ chiều họp giữa kinh đô…

10.
Ta còn em những ngọn đèn mờ.
Trên nóc phố,
Mùa trăng không tỏ.
Tiếng rao lạc giọng
Thờ ơ…

11.
Ta còn em bảy nốt cù cưa,
Lão Mozart hàng xóm,
Từng đêm quên ngủ.
Cô gái mặc áo đỏ Venise
Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ
Những mảnh vỡ trên thềm
Beethoven và Sonat Ánh trăng
Nốt nhạc thiên tài bay lả tả,
Một kiếp người,
Một phím đàn long…

12.
Ta còn em ngọn đèn khuya
Mênh mông,
Vừng sáng nhỏ,
Chén rượu làng Vân
Người khách lẻ,
Bà quán ngâm nga quẻ bói Kiều
Lão mù bán “phá sa”
Gậy dò đường khua lạch cạch
Tiếng rao buồn dằng dặc trong đêm…

13.
Ta còn em ráng đỏ chiều hôm
Tiếng chim quên gọi nhau trong bụi cỏ
Đôi guốc bỏ quên bên ghế đá,
Gã đầu trần đi ngược chiều mưa
Tiếng ve ra rả mùa hè…

Ta còn em con đường tên cũ
Cổ Ngư,
Cành phượng vĩ là đà.
Chiều phai nắng,
Bông hoa muộn in hình ngọn lửa…

14.
Ta còn em chiếc lá rụng
Khởi đầu nguồn gió
Lao xao con sóng biếc
Gió Tây Hồ.
Hoàng hôn xa đến tự bao giờ ?
Những bước chân tìm nhau
Rất vội,
Những sớm hôm thì thầm buổi tối
Cuộc tình hờ
Bỗng chốc
Nghiêm trang…

15.
Ta còn em tiếng hàng ngày
Vang âm hè phố.
Tia hồ quang
Chớp chớp bên đường
Toa xe điện cuối ngày
Người soát vé,
Áo bành tô cũ nát…
Lanh canh! Lanh canh!

Tiếng chuông reo hay lời kêu khổ
Bó gạo, mớ rau
Mẹ về buổi chợ
Lanh canh! Lanh canh!
Lá bánh cu khoai.
Đàn con trên bến đợi
Cuối ngày…

16.
Ta còn em khuya phố
Ngọn đèn dầu,
Vừng sáng nhỏ
Bà quán mải mê câu chuyện nàng Kiều
Rượu làng Vân lung linh men ngọt
Mắt cô nàng lúng liếng, đong đưa

Những chàng trai say suốt cả mùa…

17.
Em ơi! Hà nội – Phố
Ta còn em con đê lộng gió.
Dòng sông chảy mang theo hình phố
Cô gái tựa lưng bên gốc me già,
Ngọn đèn đường lặng thinh
Soi bờ đá…

Ta còn em một con tàu
Giã biệt bến sông.
Mảnh trăng vỡ
Tiễn người bỏ xứ.
Dãy phố buồn..
Nghìn năm mắt nhớ…

18.
Ta còn em ngọn gió Nghi Tàm
Thoáng mùi sen nở muộn
Gió Nhật Tân
Gợi
Mùa hoa năm ấy
Cánh đào phai…

19.
Ta còn em chiếc lá bàng đầu tiên
Nhuộm đỏ
Cô gái gặp nắng hanh.
Chợt hồng đôi má
Cơn mưa rào,
Đi nhanh qua phố
Một chút xanh hơn,
Trời Hà nội hôm qua…

Ta còn em cô hàng hoa
Gánh mùa thu qua cổng chợ
Những chùm hoa tím
Ngát
Mùa thu…

20.
Em ơi ! Hà nội – Phố
Ta còn em một Hàng Đào,
Không còn bán đào.
Một Hàng Bạc,
Không còn thợ bạc.
Đường Trường Thi,
Không chõng, không lều
Không ông nghè bái tổ vinh quy…

21.
Ta còn em tiếng gọi trong đêm,
Người đi xa trở về.
Căn nhà không biển số.
Ngày đi mỏi mòn nỗi nhớ
Ngày về phố cũ quên tên…

22.
Ta còn em chiếc xe hoa
Qua hàng liễu rủ,
Điệp vàng rực rỡ.
Cánh tay trần trên gác cao khép cửa.
Những gót son dập dìu đại lộ.
Bờ môi ai đậm đỏ bích đào…

Ta còn em tà áo nhung huyết dụ
Đất nghìn năm còn mãi dáng kiêu sa,
Phường cũ lưu danh người đẹp lụa.
Ngõ phố nào in dấu hài hoa ?

23.
Ta còn em đường lượn mái cong
Ngôi chùa cổ
Năm tháng buồn xô lệch ngói âm dương.
Ai đó ngồi bên gốc đại,
Chợt quên ai kia đang bên đường đứng đợi
Cuộc đời, có lẽ nào,
Là một thoáng
Bâng quơ…

24.
Ta còn em những cuộc tình
Như một bài thơ.
Những nỗi đau gặm mòn phận số.
Nhật ký sang trang
Ghi thêm nỗi khổ…

25.
Ta còn em đống kim ngân
Đổ đầy Hàng Mã.
Ngựa, xe, võng, lọng,
Những hình nhân nuối tiếc vàng son.
Khi phố phường là miền loạn gió
Làm sao tìm được mớ tro than…?

26.
Ta còn em nóc phố lô xô
Màu ngói cũ
Ngôi nhà còn tiếng khóc oa oa
Con đường lát đá bao niên kỷ ?
Qua sông nhớ tuổi mẹ già…

27.
Em ơi ! Hà nội – Phố
Ta còn em mảnh đại bác
Ghim trên thành cổ.
Một thời thịnh,
Một thời suy.
Hưng vong lẽ thường.
Người qua đó,
Hững hờ bài học sử…

Ta còn em dãy bia đá
Nhân hình hội tụ.
Rêu phong gìn giữ nét tài hoa.
Ly rượu đầy xin rót cúng cha
Ngàn lạy cúi đầu thương đất tổ.
Bến nước nào đã neo thuyền ngự ?

Đám mây nào in bóng rồng bay ?…

28.
Ta còn em tiếng trống tan trường
Áo thanh thiên điệp màu liễu rủ.
Đôi guốc cao mài mòn đại lộ
Một ngả nào lưu dấu gót tài hoa
Còn em mãi mãi dáng kiêu sa
Lặng lẽ theo em về phố…

29.
Ta còn em tháng chạp,
Những hàng cây óng ả sợi hồng
Tháng chạp,
Trên giường trải chiếu hoa
Tháng chạp,
Mùi hương dài theo phố.
Một tháng chạp
Mẹ
Nửa đêm thức
Hóa vàng…

30.
Em ơi ! Hà nội – Phố
Ta còn em năm cửa ô –
Năm cửa gió
Cơn bão thường niên qua đó –

Ba mươi sáu phố,
Bao nhiêu mảnh vỡ?

31.
Ta còn em một màu xanh thời gian
Một màu xám hư vô,
Chợt nhòe,
Chợt hiện.
Chợt lung linh ngọn nến,
Chợt mong manh
Một dáng
Một hình…
Nhợt nhạt vàng son
Đậm đầy cay đắng…

32.
Ta còn em một phút mê cuồng
Người nghệ sĩ lang thang,
Hoài trên phố.
Bỗng thấy mình
Không nhớ nổi một con đường…
Tha hương ngay trước cổng nhà mẹ cha.

Ta còn em một bóng chiều sa
Những câu thơ, những bức tranh
Đời đời
Lỡ dở…

33.
Ta còn em những ngõ cụt bất ngờ,
Ô cửa ngẩn ngơ
Ngôi nhà không người ở
Khung trời của nỗi buồn
Vô cớ…

34.
Em ơi ! Hà nội – Phố
Ta còn em những giọt sương
Nhòe nhòe bóng điện
Tháp rùa ngả bóng lung linh
Mặt nước Hồ Gươm
Một đêm trở lạnh
Cánh nhạn chao nghiêng
Chiều cuối
Giã từ…
Người ra đi mang theo buốt giá
Áo choàng không ấm thân gầy
Cầm bằng như cánh chim bay

35.
Em ơi ! Hà nội – Phố
Ta còn em cánh tay trần
Mở cửa
Mùa xuân trong khung
Điệp vàng rực rỡ
Từng cây khô óng ả sợi tơ hồng
Đường phố dài
Chi chít chồi sinh
Màu ước vọng in hình
Xanh nõn lá…
Ta còn em,
Hà nội – Phố, em ơi
Ta còn em,
Em ơi ! Hà nội – Phố

36
Em ơi ! Hà nội – Phố
Ta còn em cây bàng
Mồ côi mùa đông.
Ta còn em nóc phố
Mồ côi mùa đông.
Ta còn em mảnh trăng
Mồ côi mùa đông…

Hà Nội Phố của Phan Vũ có hai bản phổ biến trên mạng, một bản có 25 khổ, một bản lại chia thành bảy chương. Mỗi bản đều có những câu rất hay mà bản kia không có. Bản này tôi tổng hợp cả hai bản kia lại thành 36 khổ, 36 phố phường.

Leave a comment

October 23, 2012 · 2:27 pm

East of Eden OST

Dành cho các bạn yêu thích bộ phim Phía đông vườn địa đàng 😀

1. Crazy woman (See Ya)
2. Remember (M To M)
3. East Sea (intrus)
4. Two Fork Routes (intrus)
5. Thirst (Kim Jong Wook)
6. Confession
7. In the storm
8. Little love
9. One person who remembers (intrus)
10. Seabed of waste land (intrus)
11. Water bottle
12. Night in Macau (intrus)
13. Father and new silk-coverd pattern (intrus)
14.White Brassica Napus (intrus)
15. Red Bean I (Lee Hee Sun)
16. Red Bean II
17. Reverse fate (intro – SG wanna be)

Link download: http://www.mediafire.com/?jpgzzmzxhem

Bonus track
1. Can you hear me – Lee Seung Chul
2. No one else – Lee Seung Chul

No one else lyric:

Dù tôi có luân hồi thêm 1000 lần
Em cũng sẽ không tìm lại được con người đó
Người đã cho em hơi ấm
Người mà em đã mang ơn từ rất lâu
Người giống như anh
Dù em không thể thú tôi được tình yêu của mình
Dù chỉ được nhìn anh từ xa
Nhưng em sẽ bỏ tất cả để yêu
Dù đang buồn đi nữa, em cũng thấy mình đang hạnh phúc
Lần đầu tiên anh làm em cảm động
Em sẽ không tìm lại được con người đó
Anh đã ở trong tâm trí của em từ rất lâu rồi
Tình yêu duy nhất của em
Dù người em thích là anhm em có thể vượt qua tất cả
Dù em không tự thú được tình yêu của mình
Em chỉ biết ngắm nhìn anh từ xa mà thôi
Em sẽ bỏ tất cả để yêu anh
Dù buồn nhưng em vẫn cảm thấy hạnh phúc
Em sẽ không hỏi gì cả
Khi anh cười thì em thấy được niềm hạnh phúc
Tình yêu là sự hy sinh không oán trách
Dù buồn nhưng em vẫn hạnh phúc

VietLyrics by Vietsub editors – A beautiful sad song

Leave a comment

October 23, 2012 · 2:17 pm

Bài ca tháng 6 – Khúc hát người chèo thuyền

Bài ca tháng sáu – Khúc hát người chèo thuyền là tác phẩm nổi tiếng nằm trong tổ khúc bốn mùa, gồm 12 tiểu phẩm viết cho đàn piano của nhà soạn nhạc vĩ đại người Nga Peter Ilyich Tchaikovsky.

“Bốn mùa” của Tchaikovsky – một kiểu nhật ký bằng âm nhạc độc đáo của nhạc sĩ, ghi lại những những bức tranh thiên nhiên, những mảnh cuộc sống và những cuộc gặp gỡ làm ông xúc động. Sau này M.I. Tchaikovsky, em ruột nhạc sĩ, nhớ lại: “Hiếm có người yêu cuộc sống như Peter Ilyich. Mỗi ngày đều có ý nghĩa riêng biệt đối với ông, và cứ mỗi ngày trôi qua ông lại cảm thấy buồn với ý nghĩ mọi điều ông từng trải qua trong ngày hôm đó đã trở thành quá khứ mà không để lại một dấu vết nào”. Tổ khúc “Bốn mùa” là một trong những tuyệt tác âm nhạc của Tchaikovsky tràn đầy thi cảm, tình yêu cuộc sống .

Trong các tiểu phẩm này Tchaikovsky đã vẽ nên những bức tranh phong cảnh với những khoảng không vô biên của những cánh đồng Nga, các phong tục tập quán ở nông thôn, các bức tranh đời sống thị thành ở Peterburg, những cảnh sinh hoạt âm nhạc của người dân Nga thời kỳ đó.

Trong tập tác phẩm 4 mùa này thì bản Tháng Sáu – Chèo thuyền (Barcarolle) và bản Tháng Mười – Bài ca Mùa thu là hai tác phẩm nổi tiếng nhất, đã từng được chuyển soạn cho nhiều nhạc cụ và phối khí cho dàn nhạc. “Khúc hát người chèo thuyền” là một tiểu phẩm nữa vẽ nên phong cảnh Peterburg trong tổ khúc “Bốn mùa”. Thậm chí ngay cả tên gọi của nó cũng làm người ta nhớ đến những con kênh đào và những dòng sông của Thủ đô phương Bắc.

Barcarolle là một từ tiếng Italia chỉ khúc hát của người chèo thuyền trong âm nhạc dân gian. Các khúc ca này đặc biệt thịnh hành ở Venise, thành phố trên bờ những con kênh, và phương tiện giao thông chính là những con thuyền đặc chủng đi lại trên các con kênh này trong giai điệu trầm bổng rất đặc trưng của các bài hát. Nhịp điệu và nhạc đệm của chúng mô phỏng những động tác chèo nhịp nhàng và tiếng mái chèo khua nước. Các bài hát này trở nên rất phổ biến trong nền âm nhạc Nga đầu thế kỷ XIX, và trở thành một phần không thể thiếu của thanh nhạc trữ tình Nga, đi vào thi ca Nga và cả hội hoạ.

Giai điệu phóng khoáng của phần đầu tiểu phẩm vang lên ấm áp và gợi cảm, phần giai điệu là những chuỗi âm thanh đầy thơ mộng, trong sáng, khi thì chậm rãi suy tư, khi thì lại trôi đi, biến mất trong sự lung linh, mờ ảo, để lại một nỗi nhớ khó tả, một dư vị của sự tiếc nuối. Ăm nhạc mang một cảm xúc thoáng buồn, giai điệu êm đềm như tiễn đưa những chiếc lá cuối cùng, chỉ còn lại một bầu trời xanh thẳm và những làn gió không đủ mạnh để đánh thức một mặt hồ phẳng lặng. Ta có thể cảm nhận sự nhẹ nhàng, thanh thản ở đây, giống như ngồi trên thuyền, mơ màng ngắm mặt hồ lung linh, bồng bềnh (từ Barcarolle có nghĩa là “bồng bềnh”). Phần tiếp theo tâm trạng thể hiện trong âm nhạc trở nên trong sáng và tươi vui hơn, người nghe dường như thấy cả những nhịp chèo khua nước nhanh và vang. Nhưng rồi sau đó tất cả lại trở về bình ổn, với giai điệu rất đẹp khiến người ta cảm thấy yên lòng. Tiểu phẩm kết thúc bằng những nốt nhạc tắt dần – con thuyền đã đi xa, và cùng với nó những giọng ca cùng với tiếng sóng vỗ cùng dần tắt…

Khúc hát người chèo thuyền – Tháng sáu

A.N. Plesheev
Nào ta lên bờ thôi,
Dưới chân ta những con sóng nhỏ
Đang chờ dịu dàng hôn.
Và trên đầu ta chỉ còn
Những vì sao buồn bí hiểm

Trong album Chat với Mozart của Mỹ Linh cũng có bài “Chèo thuyền” với tựa là “tháng 6”, phần ca từ rất đẹp do nhạc sĩ Dương Thụ viết, đã phần nào thể hiện được cái hồn của tác phẩm gốc.

Tháng 6

Thuyền ai trôi xuôi dòng sông
tháng 6 nhấp nhô cánh buồm
Cánh buồm xuôi gió, mái chèo lướt vui…

Một bờ sông xanh một vùng mây trắng lững lơ cuối trời,
bến sông nắng ngời, bóng cây, bóng người,
gió rung khóm lau nghe như bài hát yêu đời …

Nhẹ nhàng trời thu dòng sông êm ái về nơi chốn nào
Thuyền ơi bến đợi, người thương nhớ người
Tình yêu của tôi trào dâng
như nước nguồn đang cuốn về, thuyền trôi xuôi nhé!
Hát Lên bài hát tháng 6 đáng yêu là thế …

Dòng sông êm trôi thuyền ai lướt gió căng cánh buồm.
bến đang nhớ thuyền, bến đang ngóng đợi.
Đến đây với tôi cánh buồn đỏ thắm xa vời…

http://www.youtube.com/watch?v=3xLQW5rm92s

Athơ – Tổng hợp (Tham khảo ” Tổ khúc 4 mùa” của P.E.Vaidman- Quỳnh Hương dịch)
(00:37 02-07-2007)

Leave a comment

October 23, 2012 · 2:13 pm

Nửa đêm trên bến Phong Kiều

Phong Kiều Dạ Bạc
bởi Ngoc Atho vào ngày 14 tháng 12 2009 lúc 2:37 ·
Phong Kiều Dạ Bạc

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Neo thuyền trên bến Phong Kiều

Nghĩa:

Trăng lặn, quạ kêu, sương giăng lạnh lẽo đầy trời
Cây phong bờ sông, đốm lửa thuyền chài, đối nhau trong giấc ngủ buồn
Ngoài thành Cô Tô, từ chùa Hàn San
Lúc nửa đêm, tiếng chuông vọng đến thuyền khách

Dịch thơ (bản dịch của Tản Đà – hay Trương Hàm Ninh ??)

Trăng tà, tiếng quạ kêu sương
Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ,
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San

Phong Kiều Dạ Bạc là bài thơ rất nổi tiếng của Trương Kế, thi sĩ sống vào đời Đường, được viết ra trong một đêm neo thuyền tại bến Phong Kiều, đất Tô Châu, toàn bộ bài thơ phảng phất một nỗi buồn man mác, vừa mơ màng, hư ảo, lại vừa lắng đọng, mang vẻ đẹp vượt không gian, thời gian, trải qua hơn 13 thế kỷ, bài thơ vẫn còn nguyên sức sống. Ngày nay Chùa Hàn san, bến Phong Kiều đã trở thành địa điểm du lịch không thể không đến của các du khách nếu có dịp ghé thăm đất Tô Châu.

Bài thơ được viết ra có lẽ trong tâm trạng của một người xa xứ (như Thôi Hiệu với Hoàng Hạc Lâu, Lý Bạch với Tĩnh Dạ Tứ, hay Basho với Edo là cố hương vậy) nhà thơ trên đường đi xa neo thuyền nghỉ tại bến Phong Kiều đất Cô tô (tên gọi khác của Tô Châu). Trời gần sáng, trăng đã tàn, sương giăng lạnh lẽo đầy trời, khung cảnh thiên nhiên vô cùng cô tịch, nỗi buồn sâu lắng về sự cô đơn của người xa xứ trước cảnh sông nước bao la dường như len lỏi trong những cây phong bên sông, ngọn lửa chài hắt hiu trên bến, thảng thốt trong tiếng quạ kêu sương, như gần, như xa, chập chờn trong giấc mộng của người lữ thứ, gần sáng mà cứ ngỡ nửa đêm, nửa tỉnh nửa mơ, người lữ khách tha hương thao thức với bao nỗi niềm tâm sự thầm kín. Rồi, đột nhiên tiếng chuông chùa Hàn san gần đó tự dưng ngân lên, vang vọng trong lòng đêm yên lặng, xáo động cái sự tĩnh lặng khôn cùng của cái không gian tịch liêu, trầm mặc, hiu quạnh đó, âm thanh của tiếng chuông chùa ngân nga xa vắng, kết hợp với không gian thiên nhiên mơ màng hư ảo đã trở nên đồng cảm với tiếng lòng của người lữ khách luôn nặng lòng với cố hương, nhân vật trữ tình dường như chợt tỉnh đã cảm tác ra được bài thơ tuyệt tác này.

–  Atho –

Vật đổi sao dời, bãi biển nương dâu, sau 13 thế kỷ, bến Phong kiều xưa và nay có lẽ khác nhau nhiều lắm, chỉ còn giữ được cây cầu là có lẽ không thay đổi 😀

Bến Phong Kiều ngày nay

Tô Châu lớp lớp phù kiều
Trăng đêm Dương Tử, mây chiều Giang Nam
Rạc rời vó ngựa quá quan
Cờ treo ý cũ, mây giàn mộng xưa…

(Hồ Dếnh)

Kỷ niệm du lịch Tô Châu 2008
Photos by Atho 😀

Leave a comment

October 23, 2012 · 1:54 pm